Người mắc bệnh tiểu đường có uống được cà phê ko? Uống thế nào là đúng?

Tiểu đường là gì ?

Tiểu đường là bệnh lý thời đại, nằm 1 trong 10 bệnh gây tỷ lệ tử vong, tàn phế cao nhất hiện nay. Chứng bệnh khởi phát do cơ thể thiếu hormon insulin hoặc đề kháng insulin gây rối loạn chuyển hóa đường của cơ thể khiến chỉ số đường trong máu tăng cao.

Tiểu đường là chứng bệnh mạn tính nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân là cần thiết để phòng và ngăn chặn tiểu đường phát triển. Một trong những yếu tố để đánh giá nguy cơ mắc bệnh chính là độ tuổi.

Vậy mắc bệnh tiểu đường có uống được cà phê có bị ảnh hưởng gì hay không?

Caffeine có trong cà phê là chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết đường huyết của người bệnh, đặc biệt là với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Đại học Duke (Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí Diabetes Care có dẫn rằng, cà phê có thể làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8%, đồng thời làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Nếu người bị tiểu đường uống cà phê vào buổi tối, lượng đường huyết có thể tăng lên tới 26%.

Tác động của cà phê đối với lượng đường huyết ở bệnh nhân mắc tiểu đường:

  • Cà phê nguyên chất có tính chất kháng lại insulin – chất có tác dụng làm giảm đường huyết, ngăn đường không đi vào tế bào mà ứ đọng lại trong máu, làm tăng đường huyết.
  • Uống cà phê giúp kích thích giải phóng hormone adrenalin – chất gián tiếp làm tăng đường huyết, đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp.
  • Caffeine có thể khiến tĩnh mạch co thắt, tim bơm máu khó khăn hơn dẫn đến huyết áp tăng cao tạm thời trong vài giờ.

Dù vậy nghiên cứu này chỉ kêu gọi người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống cà phê.

Ngoài ra, việc người tiểu đường uống cà phê quá nhiều mỗi ngày, đặc biệt là người bệnh tiểu đường kèm theo cao huyết áp. Khi uống một lượng lớn caffeine có trong cà phê có thể gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp. Chính vì thế đây là món đồ uống cần phải hạn chế.

Đối với những người có lượng đường được kiểm soát chặt chẽ, ổn định thì việc sử dụng caffe một lượng vừa phải gần như không có ảnh hưởng. Ngược lại, đối với những bệnh nhân có lượng đường huyết khó kiểm soát thì việc ngưng uống cà phê là việc cần thiết.

Hiện nay không có bất kì cảnh báo nào về việc người tiểu đường uống cà phê. Tuy nhiên, việc sử dụng cà phê có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến căn bệnh này. Nếu có mong muốn sử dụng loại đồ uống này, người bị mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ dinh dưỡng về các lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để không gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh.

Người bị tiểu đường uống cà phê như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Người bệnh tiểu đường có thể thêm cà phê vào chế độ ăn uống lành mạnh. Cà phê là một loại thức uống có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng hãy cẩn thận khi bạn uống quá nhiều.

Khi người bệnh tiểu đường uống cà phê cần lưu ý :

  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nếu muốn uống cà phê cần sử dụng cà phê sạch nguyên chất và chiết tách caffeine ra khỏi cà phê gốc. Khi pha cà phê không thêm đường hoặc sữa. Nếu thêm đường/sữa hãy dùng loại dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Bệnh nhân tiểu đường bị khó ngủ nên hạn chế uống cà phê bởi caffeine có tác động đến hệ thần kinh trung ương, sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và gây ra cảm giác hưng phấn, tác động vào chức năng vận động, cơ xương, tăng cảm giác mệt mỏi.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần lựa chọn lối sống lành mạnh: chế độ ăn uống cân bằng gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi, chất béo lành mạnh,… tăng cường tập thể dục và giảm cân nếu thừa cân.
  • Bệnh nhân tiểu đường nếu có kèm theo các bệnh lý thần kinh hoặc tim mạch cũng cần hạn chế tiêu thụ cà phê, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh lý của bạn.
  • Bệnh nhân tiểu đường nếu có huyết áp cao hoặc là phụ nữ đang mang bầu cũng cần tránh tiêu thụ caffeine.
  • Bệnh nhân đái tháo đường nếu đã kiểm soát tốt thì có thể uống 2 tách cà phê /ngày. Với những người có lượng đường huyết khó kiểm soát thì nên dừng hẳn việc tiêu thụ cà phê.

Nếu bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình thì bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một tách cà phê thơm ngon. Việc hiểu đúng và thay đổi thói quen sẽ giúp bạn  tạo ra cuộc sống mới với một sức khỏe dẻo dai, một cuộc sống trường thọ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *